Tìm kiếm hợp tác quốc tế, đầu tư công nghệ dẫn đường và định vị trên biển bằng công nghệ tiên tiến

  Phát triển kỹ thuật, công nghệ để vươn ra biển lớn, làm tốt hơn nhiệm vu đo đạc bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam không chỉ dừng ở vấn đề đầu tư thiết bị công nghệ mà còn là vấn đề con người. Con người phải làm chủ được kỹ thuật công nghệ, khai thác tối đa thiết bị công nghệ mình có. Để nâng cao trình độ của cán bộ kỹ thuật, Trung tâm Trắc địa và Bản đồ biển đã rất chú trọng đến vấn đề hợp tác và tìm kiếm các đối tác quốc tế, đưa thương hiệu ngành Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đến với nhiều nước trên thế giới.

Trung tâm Trắc địa và Bản đồ biển: Chuyển đổi để nâng tầm vươn ra biển lớn

Ban lãnh đạo Trung tâm luôn là một khối đoàn kết, nỗ lực chèo lái con thuyền vươn ra biển lớn

   Trung tâm Trắc địa và Bản đồ biển (SEAMAP) là đơn vị sự nghiệp công lập, trước đây trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (nay thuộc Cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam) – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong 5  năm trở lại đây, bám sát chức năng nhiệm vụ được giao là: thực hiện điều tra cơ bản về khảo sát, đo đạc, thành lập bản đồ biển và hải đảo; cung cấp các dịch vụ đo đạc, thành lập bản đồ, định vị, dẫn đường phục vụ công tác khảo sát, tìm kiếm, thăm dò và khai thác tài nguyên, quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, cứu hộ, cứu nạn trên biển; nghiên cứu ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ đo đạc, định vị dẫn đường trên biển; Trung tâm đã bứt phá mạnh mẽ, khẳng định và nâng cao vị thế của SEAMAP trên trường quốc tế.
 
   Đối với công tác đo đạc biển kỹ thuật công nghệ là vấn đề sống còn, đơn giản là không thể đo đạc trên biển mà không có công nghệ cao. Nhận thức đúng đắn của tập thể Lãnh đạo SEAMAP là “Phát triển kỹ thuật, công nghệ là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của Trung tâm”.
 
   Từ nhận thức đúng đắn đến chủ trương hành động và các bước đi cụ thể là một bài toán không đơn giản đối với tập thể Lãnh đạo Trung tâm. Vấn đề đầu tiên trong phát triển kỹ thuật công nghệ là vấn đề đầu tư. Trong những năm đầu và đến nay, sự đầu tư cho SEAMAP của Nhà nước là rất hạn chế. Vì vậy, SEAMAP phải quyết tâm “tự đầu tư” bằng các hoạt động dịch vụ để có kinh phí tái đầu tư thiết bị công nghệ cao.
3Ban Lãnh đạo Trung tâm luôn mạnh dạn tiếp cận đưa các công nghệ từ các nước tiên tiến về áp dụng tại Việt Nam

   Nếu phải nói đến sự mạnh dạn trong chủ trương phát triển kỹ thuật công nghệ của Ban Lãnh đạo SEAMAP, thì phải nhắc lại là sau một năm cung cấp dịch vụ cho Vietsovpetro Trung tâm đã mạnh dạn tự bỏ kinh phí từ tiền lương đóng góp của cán bộ, viên chức, người lao động SEAMAP thuê đất xây dựng trạm phát sóng DGPS tại Vũng Tàu. Nếu như đầu những năm 90, GS.TSKH Đặng Hùng Võ đưa công nghệ GPS ứng dụng tại Việt Nam, như là một cuộc cách mạng trong đo đạc tại Việt Nam, thì Trung tâm Trắc địa và Bản đồ biển lần đầu tiên ứng dụng công nghệ DGPS, tạo tiền đề cho công tác đo đạc biển với công nghệ cao.

Luong 1

Ký kết MOU giữa SEAMAP và ROMONA

   Để nâng cao trình độ của cán bộ kỹ thuật, SEAMAP đã có sự hợp tác có hiệu quả với các công ty của nước ngoài. Hàng năm, SEAMAP đều đặn cử cán bộ đi thực tập ngắn hạn tại Singapore, Malaysia…, hợp tác khoa học kỹ thuật với công ty ROMONA (LB Nga); cử cán bộ thực tập dài hạn tại Nauy… ngoài ra SEAMAP còn cử cán bộ làm việc trên các tàu dịch vụ của công ty FUGRO với mục đích học hỏi công nghệ tiên tiến. Với các hoạt động trên, trình độ kỹ thuật, khả năng ngoại ngữ của cán bộ SEAMAP không ngừng được nâng cao, tự tin khẳng định mình trong mọi hoàn cảnh và nhiệm vụ trên biển.
 

   Năm 2023 được đánh giá có nhiều dấu ấn, không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị do Chính phủ, Bộ TN&MT giao về khảo sát, lập bản đồ, dẫn đường và định vị biển bằng công nghệ tiên tiến, mà còn có nhiều nỗ lực trong mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế với Mỹ, Nga,…tự tin tham gia tại các hội nghị quốc tế và đàm phán hợp tác.

   Hiện nay, Trung tâm đã đồng hành với hơn 100 đơn vị, công ty có thương hiệu trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam. Trong đó có hợp tác với Hoa Kỳ về tiếp cận, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trắc địa biển. Cụ thể, tại Hội nghị của Hiệp đoàn Trắc địa Thế giới năm 2023 tại Hoa Kỳ (FIG 2023), cán bộ Trung tâm đã chủ động để tiếp cận những thông tin Quản lý thông tin địa không gian (Thu thập và quản lý dữ liệu địa không gian; Các tiêu chuẩn và quy định về sử dụng và phổ biến dữ liệu không gian địa lý; Xử lý dữ liệu địa không gian, bao gồm: Khai thác dữ liệu và khôi phục dữ liệu theo mô hình trí tuệ thông minh (AI); Sử dụng dữ liệu địa không gian: Dữ liệu địa chính, thành phố thông minh, quy hoạch đất đai và quy hoạch đô thị, quản lý môi trường; Công nghệ vũ trụ, chuyển đổi số; Thủy văn (Khảo sát ngập nước; Ứng dụng thủy văn trong việc phát triển nền kinh tế xanh; Dữ liệu thủy văn và khung tham chiếu thống nhất; Bảo vệ môi trường biển và quản lý không gian biển); Định vị và đo đạc (Định vị động theo thời gian thực; Hệ thống cảm biến định vị Kết nối mạng các trạm tham chiếu GNSS); Đo đạc kỹ thuật (Các công nghệ đo đạc mới: Máy toàn đạc hỗ trợ chụp ảnh, cảm biến IoT, máy quét Laser, radar/SAR; phương tiện thu thập dữ liệu không người lái trên không và dưới nước; Quy hoạch và phát triển không gian; Chuyển đổi số và địa không gian, bao gồm: Bản sao kỹ thuật số, các giải pháp thông minh,…; Công cụ quản lý đất đai).
3
 
Lãnh đạo Trung tâm chụp ảnh cùng những đối tác hợp tác về công nghệ tại Liên Bang Nga

   Trong chuyến công tác tại Liên Bang Nga của Đoàn công tác  do GĐ Trung tâm làm trưởng đoàn có ý nghĩa rất quan trọng để Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ thu thập, phân tích, xử lý thông tin địa lý theo thời gian thực, sản xuất cơ sở dữ liệu nền địa lý và bản đồ theo mô hình sản xuất tập trung, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành đo đạc và bản đồ trong tình hình mới. Đồng thời, đây cũng là động lực thúc đẩy hợp tác với Công ty ESRI Hoa Kỳ thông qua Công ty ESRI Việt Nam trong lĩnh vực địa không gian, tập trung vào nội dung xây dựng quy trình sản xuất cơ sở dữ liệu địa hình đáy biển và bản đồ hiện đại, cho phép sản xuất nhanh các tư liệu địa hình và thông tin địa lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam.

   Trong chuyến công tác tại Liên Bang Nga, Trung tâm đã tận dụng tối đa thời gian tiếp nhận những thông tin, kinh nghiệm về lĩnh vực trắc địa bản đồ biển nói chung, các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của LB Nga và sự kết hợp giữa các công nghệ của LB Nga và thế giới để nâng cao độ chính xác công tác khảo sát, điều tra cơ bản lĩnh vực biển và hải đảo phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo. Trong đó có nội dung về hệ thống quản lý, đánh bắt hải sản xa bờ của Liên Bang Nga trong phạm vi biển Baltic thông qua hệ thống định vị toàn cầu qua đó có thể nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống quản lý đánh bắt thủy, hải sản đặc biệt là đánh bắt xa bờ ở Việt Nam một cách có hiệu quả, chặt chẽ, theo dõi, quản lý được tốt hơn các tàu đánh cá, các tàu khảo sát để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời cho ngư dân và những người làm công tác khảo sát trên biển tránh khỏi các rủi ro của thời tiết và các bất cập khác trên biển.

   Một trong những kết quả tiếp theo đạt được là SEAMAP đã đạt được thỏa thuận với đối tác là Công ty nổi tiếng về lĩnh vực trắc địa, định vị biển của Liên Bang Nga về vấn đề hợp tác mở rộng phạm vi hoạt động, quan hệ quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực trắc địa và bản đồ biển để phục vụ tốt hơn cho công tác điều tra, khảo sát và quản lý biển và hải đảo của Việt Nam.

   Năm 2023 đã chuẩn bị khép lại, hành trình con đường vươn ra biển dưới dự định hướng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng sự chỉ đạo sát sao của Cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, con đường phía trước mà SEAMAP đi sẽ có rất nhiều việc phải làm góp sức phát triển sự nghiệp biển đảo. Nhưng với tình yêu với nghề, với biển luôn là động lực để những cán bộ của SEAMAP miệt mài ngày đêm không ngại lênh đênh trên những mũi thuyền. Tình yêu ấy dường như biến thành sức mạnh để mỗi ngày đi qua SEAMAP được tiếp tục khẳng định sứ mệnh của mình.

 

Giám đốc Dương Quốc Lương

Trung tâm Trắc địa và Bản đồ biển