Khảo sát, tư vấn thành lập hồ sơ đề nghị giao biển khu vực xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa

Tiếp nối sự tin tưởng về chất lượng dịch vụ của khách hàng là Công ty TNHH Phú Hưng Phát, ngày 24 tháng 02 năm 2021 Hợp đồng số 01/PHUHUNGPHAT-SEAMAP/2021 được ký kết giữa Công ty TNHH Phú Hưng Phát và Trung tâm Trắc địa và Bản đồ biển. Vào tháng  02 năm 2021 Đoàn Đo đạc biển miền Bắc trực thuộc Trung tâm Trắc địa và Bản đồ biển đã tiến hành khảo sát, tư vấn thành lập hồ sơ đề nghị giao khu vực biển và bản đồ xin giao khu vực biển theo mẫu số 06 Nghị định 51/2014/NĐ-CP ngày 21/5/2014 cho Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Nha Trang Diamond – Resort, khu vực ven biển thôn Lương Sơn, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà của Công ty TNHH Phú Hưng Phát.

Nhiệm vụ chính là:

– Thu thập tư liệu trắc địa, tư liệu hải đồ;

– Xây dựng điểm khống chế tọa độ, độ cao để phục vụ công tác xác định độ sâu và thành lập bản đồ khu vực biển đề nghị giao biển;

– Đo mặt cắt địa hình đáy biển, xác định độ sâu khu vực biển;

– Xử lý số liệu đo sâu;

– Nắn chuyển và số hóa hải đồ, vẽ các mặt cắt đặc trưng và lập bản đồ khu vực biển đề nghị giao sử dụng;

– Biên tập và lập bản đồ khu vực biển đề nghị giao sử dụng theo mẫu số 06 của Nghị định 51/2014/NĐ-CP;

– Lập đơn đề nghị giao khu vực biển theo mẫu số 01 của Nghị định 51/2014/NĐ-CP;

– Lập bảng tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao sử dụng theo mẫu số 05 của Nghị định 51/2014/NĐ-CP.

Bản đồ khu vực biển đề nghị giao sử dụng tại thôn Lương Sơn, xã Vĩnh Lương TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Phạm vi thực hiện nhiệm vụ là khu vực ven biển thôn Lương Sơn, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Diện tích khu vực biển sử dụng: 6,65 (ha), độ sâu đề nghị sử dụng đến độ sâu -20,0m, ranh giới được giới hạn bởi 35 điểm góc, bao gồm 30 điểm từ TK1 đến TK30 (trên đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố theo Quyết định 1790/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 6 năm 2018)

– Thiết bị sử dụng trong quá trình thi công khảo sát bao gồm: Máy đo sâu hồi âm đơn tia HydroTrac II, Máy GPS động Trimble SPS461, SPS361, Máy GPS 2 tần Trimble R8, máy thủy chuẩn SOKIA B20, máy đo tốc độ âm thanh Valeport Mini SVP ….

Thực hiện đo chi tiết các mặt cắt đặc trưng cũng như xác định độ sâu của khu vực xin giao biển. Độ sâu địa hình đáy biển và các mặt cắt đặc trưng khu vực xin giao được đo bằng công nghệ đo sâu kết hợp với định vị bằng RTK;
Sử dụng các điểm GPS làm vị trí đặt trạm Base, dùng máy Rover tiến hành đo các điểm chi tiết địa hình. Trong quá trình đo chi tiết địa hình bằng công nghệ RTK đơn vị tư vấn sử dụng mô hình Geoid EGM 2008 để chuyển độ cao trắc địa về độ cao thủy chuẩn;

Hình ảnh: Tập kết thiết bị và lắp đặt trên tàu đo sâu

Độ sâu điểm đo sâu được xác định bằng máy đo sâu hồi âm đơn tia Hydrotrac II và các thiết bị phụ trợ cùng với phần mềm Qinsy để xác định độ sâu địa hình đáy biển, xác định độ sâu các điểm trên các mặt cắt đặc trưng;

Tất cả các thiết bị đã được kiểm định, kiểm tra, kiểm nghiệm đạt yêu cầu độ chính xác trước khi đưa vào thi công.

Nhân lực đảm bảo yêu cầu về kinh nghiệm, đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ an toàn lao động.

Hình ảnh: Lấy tốc độ âm và đo sâu tại khu vực khảo sát

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ngoài việc thi công đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đơn vị thi công luôn chú trọng đến công tác an toàn cho người và phương tiện, đảm bảo an toàn tránh rủi ro trong quá trình làm việc.

Đoàn Đo đạc biển miền Bắc đã thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Trung tâm giao đúng thời gian quy định, chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu, được khách hàng tin tưởng đánh giá rất cao, tạo niềm tin và nâng cao uy tín của đơn vị với khách hàng.

Một số hình ảnh thi công công trình

Thành lập trạm nghiệm triều tại khu vực thi công

Đo nối tọa độ điểm gốc nhà nước và đo chi tiết tại khu vực thi công

Chuẩn bị lắp đặt máy móc thiết bị và đo sâu trên tàu khảo sát