Nỗ lực vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ với biển khơi

Năm 2021, cùng nằm trong tình hình chung của thế giới và đất nước, Trung tâm Trắc địa và Bản đồ biển (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) bị ảnh hưởng chung bởi dịch bệnh covid-19 nên tiến độ công việc được giao nói chung và công việc làm dịch vụ trên biển nói riêng đều bị chậm và gián đoạn.

Trước thực tế như vậy, lãnh đạo và nhân viên Trung tâm đã đồng lòng quyết tâm thực hiện theo phương châm “sống và thích nghi với cách làm việc thời đại dịch covid”. Theo đó, những kế hoạch, các kịch bản và phương án dãn cách, phân công nhân sự được triển khai đồng bộ. Lịch làm việc tại các phòng, ban được thực hiện rất nghiêm túc để vừa bảo đảm được sự an toàn nhưng lại vẫn hiệu quả công việc. Giám đốc Dương Quốc Lương cho biết: “Mặc dù làm việc trực tuyến và số lượng cán bộ, viên chức và người lao động làm việc tại cơ quan ít (chiếm 30%) nhưng tập thể trung tâm vẫn hết sức nỗ lực để công việc vẫn đảm bảo tiến độ công việc, trách nhiệm cao”.

20 năm- một tình yêu với biển

Nỗ lực để đảm bảo tiến độ

Theo kế hoạch năm 2021, Trung tâm phải thực hiện một số dự án đã được giao như: Dự án “Đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000 khu vực thềm lục địa từ Ninh Thuận đến Kiên Giang phục vụ nhiệm vụ quản lý biển của các bộ, ngành, địa phương liên quan”. Với nhiệm vụ này, Trung tâm đăng ký thi công 8 đầu mảnh bản đồ; Dự án “Đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000 khu vực còn lại thuộc Vịnh Bắc bộ phục vụ nhiệm vụ quản lý biển của các Bộ, ngành, địa phương liên quan”, Trung tâm thi công 3 đầu mảnh bản đồ.

Với nhiệm vụ chuyên môn cấp Bộ, dự án: “Xác định đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm, đường 03 và 06 hải lý tại các đảo/cụm đảo lớn của Việt Nam phục vụ công tác quản lý nhà nước về biển, hải đảo”. Cùng với Trung tâm Hải Văn chủ trì thực hiện, Trung tâm thực hiện nội dung “Đo vẽ địa hình đáy biển khu vực biển ven đảo Cát Hải, Phú Quốc và Nam Du phục vụ xác định đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000”. Ngoài ra, Trung tâm đã thực hiện tốt các nhiệm vụ đặc thù trong công tác quản lý như vận hành các trạm DGPS Đồ Sơn, Vũng Tàu theo quy định; quản lý, bảo dưỡng tàu Đo đạc biển 1 những tháng không tham gia sản xuất trong năm.

Trong công tác kỹ thuật – công nghệ, Trung tâm đã hoàn thành công tác kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu, lập Hồ sơ nghiệm thu và giao nộp sản phẩm đầy đủ của TKKT-DT. Đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000 khu vực thềm lục địa từ Ninh Thuận đến Kiên Giang – kế hoạch năm 2020. Kiểm tra TKKT-DT Đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000 khu vực thềm lục địa từ Ninh Thuận đến Kiên Giang – kế hoạch năm 2021. Các đơn vị sản xuất đã hoàn thành thi công ngoại nghiệp 1,4 mảnh/8,3 mảnh (tương đương 14% khối lượng đo sâu). Kiểm tra Dự án: Xây dựng CSDL nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:10.000, 1:50.000; Xây dựng CSDL nền địa lý quốc gia và thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:100.000 từ đường mép nước đến ranh giới ngoài của lãnh hải”. Hiện tại, Trung tâm đã bàn giao cho Trung tâm Kiểm định với khối lượng tương đương 23 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000.

Hiện Trung tâm đang phối hợp với Trung tâm Hải văn lập Tờ trình điều chỉnh (về nội dung khối lượng, phạm vi) dự án “Xác định đường đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đường 03 và 06 hải lý tại các đảo/cụm đảo lớn của Việt Nam phục vụ công tác quản lý nhà nước về biển, hải đảo”; Quản lý, chỉ đạo kỹ thuật công trình “Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”; Quản lý, chỉ đạo kỹ thuật Dự án “Rà soát, tổng hợp, đo đạc bổ sung thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10.000 khu vực ven bờ biển tỉnh Khánh Hoà”; Lập và bảo vệ Đề cương dự án “Đo vẽ, lập bản đồ, cắm mốc ranh giới và lập Hồ sơ đề nghị giao khu vực biển Vườn Quốc gia Bái Tử Long”. Lập Đề cương dự án “Xác định, hiệu chỉnh đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm, vùng biển 03 hải lý, 06 hải lý khu vực ven bờ và các đảo lớn, quan trọng tỉnh Khánh Hoà”. Phối hợp với Trung tâm Hải Văn lập Đề cương dự án “Xây dựng và điều chỉnh đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm, vùng biển 03 hải lý, 06 hải lý thuộc thành phố Hải Phòng”. Cử người tham gia các tổ biên tập thông tư, xây dựng quy định kỹ thuật, tổ kiểm tra dự án,…Tham gia góp ý kiến cho Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam về các lĩnh vực liên quan đến quản lý biển và hải đảo.

Không chỉ làm tốt nhiệm vụ chuyên môn, Trung tâm còn chủ động khai thác các công việc dịch vụ nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động: Từ đầu năm đến nay Trung tâm đã lập 08 hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và báo giá với các đơn vị ngoài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như cung cấp dịch vụ định vị; Triển khai thực hiện 02 hợp đồng cung cấp dịch vụ và 08 Hợp đồng đo bản đồ khu vực giao biển. Theo đó, các đơn vị sản xuất trực thuộc như: Đoàn Dịch vụ Trắc địa và Bản đồ; các Đoàn Đo đạc biển miền Nam và Đoàn Đo đạc biển miền Bắc đang thực hiện rất tốt nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ khai thác ngoài biển….

Đưa ra một số đề xuất

Hiện công việc trắc địa vừa vất vả lại thu nhập không cao nên không đủ sức thuyết phục, giữ chân người lao động. Kinh phí cấp hằng năm rất ít, không đảm bảo tiến độ dự án. Giá nhiên liệu liên tục được điều chỉnh 15 ngày 1 lần; Giá vật tư, ăn uống, sinh hoạt, nước ngọt,… biến động tăng nên ảnh hưởng đến dự toán kinh phí của dự án.
Liên tục có sự thay đổi về Bộ đơn giá sản phẩm đo đạc bản đồ, tiền lương cơ sở cũng liên tục tăng trong khi lương cơ sở áp dụng thanh toán cho Dự án tại thời điểm thực hiện luôn thấp hơn mức lương cơ sở hiện hành.

Chi phí quản lý nhiệm vụ thường xuyên: Chi quản lý tàu đo đạc biển 01: Dự toán duyệt chi phí quản lý Tàu đo đạc biển 01 những tháng không sản xuất là chi phí tối thiểu để quản lý, vận hành tàu trong thời gian ngừng nghỉ dựa trên số lao động định biên, xăng dầu định mức để nổ máy, bảo dưỡng Tàu. Tuy nhiên, do kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp không đủ theo dự toán nên đơn vị phải giảm tiền công, giảm số giờ nổ máy bảo dưỡng Tàu để tiết kiệm chi phí. Các khoản chi phí bắt buộc như bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm máy móc thiết bị trên tàu vì không có kinh phí nên đều bị cắt, giảm.

Chi quản lý trạm: Kinh phí hằng năm do Nhà nước cấp không đủ theo nhu cầu cần thiết để vận hành trạm, nhưng Trạm vẫn phải duy trì đủ số người để trực 3 ca/ngày; 30 ngày/tháng nên tiền công, tiền lương của người lao động bị ép xuống theo tỷ lệ kinh phí Nhà nước cấp. Việc bảo trì, sửa chữa trạm không được thực hiện do không có kinh phí dẫn đến nhà trạm và các thiết bị đều xuống cấp, hỏng hóc.

Chế độ tiền lương theo Nghị định số 141 làm đơn vị gặp khó khăn trong việc níu giữ nhân tài. Thu nhập giảm sút, không đủ bù chi phí sinh hoạt dẫn đến người lao động có xu hướng tìm việc ở nơi khác có thu nhập cao hơn.

 

Đã đăng trên báo Tài nguyên và Môi Trường.