Ứng dụng công nghệ mới “3D scanning sonar” vào công tác khảo sát công trình ngầm trên biển

Giữa tháng 4 năm 2022, Trung tâm Trắc địa và Bản đồ đã nhận được đơn hàng khảo sát cáp ngầm thuộc công trình Điện gió Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Yêu cầu của khách hàng đặt ra là:
– Khảo sát tình trạng phần cáp điện phát lộ trên bề mặt biển với độ chính xác lên đến 1,5cm.
– Kiểm tra tính nguyên vẹn của cáp ngầm và bộ bảo vệ của cáp.
– Hoàn thiện mô hình 3D cáp ngầm, bề mặt đáy biển khu vực khảo sát.

A1
Hình 1: Khu vực thi công – Nhà máy Điện gió Bình Đại
A2
Hình 2: Sơ đồ đường cáp điện cần khảo sát tại các trụ điện gió

    Điều kiện thời tiết tại khu vực biển cửa Đại, tỉnh Bến Tre trong các tháng 5-6 khá phức tạp, thường có giông, gió mạnh vào buổi chiều. Chế độ thủy triều ở khu vực này là bán nhật triều, biên độ triều lên đến hơn 3m, dòng chảy thường rất mạnh khi thủy triều lên xuống. Khu vực thi công có độ sâu chỉ từ 1m-6m kết hợp với địa hình đáy biển có nhiều cồn cát ngầm nên tàu thi công rất dễ mắc cạn ngay cả khi thủy triều lên cao. Do nằm ngay cửa sông lớn, nhiều phù sa nên nước đục quanh năm, điều này ảnh rất lớn tới các loại thiết bị sóng âm, gây suy giảm chất lượng tín hiệu khảo sát.
Với điều kiện thời tiết, môi trường, địa hình đáy biển và thủy văn như trên thì các phương pháp khảo sát thông thường như: ROV, thợ lặn, Multibeam Echo Sounder, Side scan sonar, 2D sector scan sonar … đều không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đưa ra. Do đó, chúng tôi đã sử dụng một loại hình công nghệ mới, hiện nay chưa phổ biến tại Việt Nam, đó là phương pháp 3D scanning sonar.

    Phương pháp này sử dụng một đầu quét sonar 3D cơ học độ chính xác cao lắp cố định trên một giá 3 chân hoặc một giá đỡ chắc chắn. Trong quá trình khảo sát, tại mỗi trạm đo nó tạo ra một dải mỏng sonar trên bề mặt đối tượng cần quét để thu về tập hợp đám mây điểm 3D, kết hợp nhiều trạm với nhau ta sẽ có được đám mây điểm 3D hoàn chỉnh của đối tượng cần khảo sát. Đây là phương pháp mới, tiên tiến để kiểm tra, khảo sát các cấu kiện, các công trình dưới nước.

A3
Hình 3: Nguyên lý phương pháp 3D scanning sonar và đám mây điểm 3D

    Trong quá trình khảo sát cáp điện ngầm bằng phương pháp 3D scanning sonar, mặc dù gặp rất nhiều điều kiện bất lợi như trên nhưng các kỹ sư của SEAMAP với nhiều năm kinh nghiệm thi công khảo sát các công trình trên biển đã luôn quyết tâm, nỗ lực vượt mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đến nay công tác khảo sát thực địa đã kết thúc, tiếp theo công tác xử lý số liệu nội nghiệp, xây dựng mô hình 3D và lập báo cáo cuối cùng đang được gấp rút thực hiện. Hình ảnh thu được tại hiện trường rất rõ nét, có độ phân giải cao. Trên mô hình 3D chúng ta thể đánh giá được tình trạng cáp điện, bộ bảo vệ cáp cũng như bề mặt đáy biển tại các trụ điện gió. Do đó, kết quả này đã được khách hàng chấp thuận, hoàn toàn tin tưởng và đánh giá rất cao.
Qua đây một lần nữa SEAMAP đã khẳng định là thương hiệu uy tín trong lĩnh vực khảo sát, điều tra cơ bản và luôn sẵn sàng đồng hành cùng các khách hàng trên biển.

Dưới đây là một số hình ảnh quá trình thi công khảo sát 3D scanning sonar tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre:
A4
Các trụ điện gió nhìn từ bờ biển Bình Đại
A5
Các kỹ sư của SEAMAP tại Nhà máy Điện gió Bình Đại
A6
Hướng dẫn an toàn trước khi thi công tại công trường
A8
Trụ điện gió WTG307                         Công tác chuẩn bị thiết bị
A9
Thả thiết bị 3D scanning sonar                         Tàu khảo sát đang làm việc tại khu vực
A10
Màn hình định vị trên tàu khảo sát tại trụ WTG309
A11
Hình ảnh trụ điện gió và dây cáp khảo sát tại thực địa 
A12
Hình ảnh trụ điện gió và cáp ngầm sau khi xử lý số liệu

Z3535739739038 D6c93b6977089841805bfc53a66b8c0d