Seamap nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ điều tra biển đảo năm 2021

Đại dịch Covid -19 tiếp tục quay trở lại kéo dài gây nhiều khó khăn thực thi các nhiệm vụ điều tra trên biển, nhưng với sự đồng thuận của tập thể người lao động và điều hành chuyên nghiệp của Ban lãnh đạo Trung tâm Trắc địa & Bản đồ biển (Seamap) nỗ lực không ngừng, hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng của năm 2021.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam kiểm tra công trình kỹ  thuật của Seamap

Ưu tiên nhiệm vụ khoa học- kỹ thuật- công nghệ

Giám đốc Dương Quốc Lương chia sẻ về đặc thù công việc của Seamap: Đối với công tác đo đạc biển, kỹ thuật công nghệ là vấn đề sống còn, không thể làm nhiệm vụ đo đạc trên biển mà không có công nghệ cao, do vậy Seamap luôn ưu tiên nhiệm vụ Khoa học- Kỹ thuật- Công nghệ trong triển khai thực tế công việc. Minh chứng trong nhiều năm qua, Seamap đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Theo báo cáo công tác Quý III/2021, Seamap đã hoàn thành công tác kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu, lập Hồ sơ nghiệm thu và giao nộp sản phẩm đầy đủ của TKKT-DT đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000 khu vực thềm lục địa từ Ninh Thuận đến Kiên Giang – kế hoạch năm 2020; Kiểm tra TKKT-DT đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000 khu vực thềm lục địa từ Ninh Thuận đến Kiên Giang – kế hoạch năm 2021. Các đơn vị sản xuất đã hoàn thành thi công ngoại nghiệp 5.72/8.30 mảnh (tương đương 69% khối lượng đo sâu); Kiểm tra TKKT-DT Giai đoạn I Dự án “Đo vẽ 23 mảnh bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000 khu vực còn lại thuộc Vịnh Bắc Bộ phục vụ nhiệm vụ quản lý biển của các Bộ, ngành, địa phương liên quan:

Đến thời điểm hiện tại, đơn vị mới thi công được 0.29/2.06 mảnh QĐ, đạt 14% khối lượng giao (phần ngoại nghiệp); Kiểm tra Dự án “Xác định đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm, đường 03 và 06 hải lý tại các đảo/cụm đảo lớn của Việt Nam phục vụ công tác quản lý nhà nước về biển, hải đảo (Cụm Nam Du, Phú Quốc): Đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã thi công được 35.0/54.9 km2 đạt 64% khối lượng giao (phần ngoại nghiệp); Kiểm tra Dự án: Xây dựng CSDL nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:10.000, 1:50.000; Xây dựng CSDL nền địa lý quốc gia và thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:100.000 từ đường mép nước đến ranh giới ngoài của lãnh hải”. Hiện tại, các đơn vị thi công đã hoàn thành 100% hạng mục xây dựng CSDL 1:50.000; 40% hạng mục xây dựng CSDL 1:100.000; 100% hạng mục Biên vẽ bản đồ; Hạng mục xây dựng CSDL 10.000 chưa thực hiện; Giám sát các trạm định vị vệ tinh (DGPS) cố định ven bờ biển Vũng Tàu và Đồ Sơn:

Do ảnh hưởng dịch Covid, nội dung kiểm tra, giám sát trạm được triển khai trên cơ sở thu thập, kiểm tra các tài liệu, số liệu liên quan; Phòng KTCN lưu trữ 100% số liệu thu của các trạm từ đầu năm 2021 cho đến thời điểm hiện tại; Quản lý, chỉ đạo kỹ thuật công trình “Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.

Quản lý, chỉ đạo kỹ thuật Dự án “Rà soát, tổng hợp, đo đạc bổ sung thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10.000 khu vực ven bờ biển tỉnh Khánh Hoà” – kế hoạch năm 2021. Lập và bảo vệ Đề cương dự án “Đo vẽ, lập bản đồ, cắm mốc ranh giới và lập Hồ sơ đề nghị giao khu vực biển Vườn Quốc gia Bái Tử Long”. Lập Đề cương dự án “Xác định, hiệu chỉnh đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm, vùng biển 03 hải lý, 06 hải lý khu vực ven bờ và các đảo lớn, quan trọng tỉnh Khánh Hoà”. Phối hợp với Trung tâm Hải Văn lập Đề cương dự án “Xây dựng và điều chỉnh đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm, vùng biển 03 hải lý, 06 hải lý thuộc thành phố Hải Phòng”. Ngoài ra, Seamap chủ động tham gia những công việc chung theo sự chỉ đạo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam về các lĩnh vực liên quan đến quản lý biển và hải đảo.

Nhìn lại chặng đường 9 tháng đã qua đi, trong bối cảnh chung của toàn thế giới nhưng những gì Seamap đã đạt được trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đáng khích lệ, tuy nhiên trong công tác quản lý vẫn còn một số vướng mắc. Cũng theo Báo cáo công tác Quý III/2021 của Seamap, đến thời điểm này công tác xét tuyển viên chức năm 2021 vẫn chưa thực hiện được, trong khi nhân lực có chất lượng cao hiện tại ở Trung tâm rất hạn chế, việc tìm kiếm nguồn lao động rất khó khăn nhất là đối với công việc trắc địa vừa vất vả vừa thu nhập không cao. Đồng thời, công tác kế hoạch tài chính cũng có nhiều vướng mắc như Nghị định 60/2021/NĐ – CP ngày 21/6/2021 về việc quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ tháng 8/2021, nhưng đến nay chưa có Thông tư hướng dẫn của Nghị định dẫn đến việc triển khai còn rất lúng túng trong việc áp dụng Nghị định mới.

Bên cạnh đó, dự toán duyệt chi phí quản lý Tàu đo đạc biển 01 những tháng không sản xuất là chi phí tối thiểu để quản lý, vận hành tàu trong thời gian ngừng nghỉ dựa trên số lao động định biên, xăng dầu định mức để nổ máy, bảo dưỡng Tàu. Tuy nhiên, do kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp không đủ theo dự toán nên đơn vị phải giảm tiền công, giảm số giờ nổ máy bảo dưỡng Tàu để tiết kiệm chi phí. Các khoản chi phí bắt buộc như bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm máy móc thiết bị trên tàu vì không có kinh phí nên đều bị cắt, giảm.

Chi quản lý trạm: Kinh phí hằng năm do Nhà nước cấp không đủ theo nhu cầu cần thiết để vận hành trạm, nhưng Trạm vẫn phải duy trì đủ số người để trực 3 ca/ngày; 30 ngày/tháng nên tiền công, tiền lương của người lao động bị ép xuống theo tỷ lệ kinh phí Nhà nước cấp. Việc bảo trì, sửa chữa trạm không được thực hiện do không có kinh phí dẫn đến nhà trạm và các thiết bị đều xuống cấp, hỏng hóc.

Một số đề xuất

Đề nghị Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xem xét và phê duyệt sớm kế hoạch xét tuyển viên chức năm 2021 của Seamap. Lập kế hoạch và phối hợp với các trường đào tạo tìm kiếm lao động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại với các lao động để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong mọi lĩnh vực.

Đối với công tác kế hoạch-tài chính: Cấp đủ kinh phí theo dự toán đã duyệt cho nhiệm vụ đặc thù (Quản lý, bảo dưỡng Tàu đo đạc biển những tháng không sản xuất, Quản lý 02 Trạm GPS Đồ Sơn, Vũng Tàu). Cấp kinh phí cho nhiệm vụ chuyên môn đúng theo tiến độ được duyệt. Đơn vị được chủ động quyết toán đồng thời với đề nghị điều chỉnh dự toán theo đơn giá mới. Sớm có Thông tư hướng dẫn cho Nghị định 60/2021/NĐ-CP, tổ chức tập huấn thực hiện Nghị định mới, có cơ chế phù hợp để người lao động yên tâm làm việc, thu nhập đủ bù đắp sinh hoạt phí và có tích lũy.

MAI PHƯƠNG

Báo TN&MT